Bạn đang ở đây

Tôi có thể được giúp đỡ về hồ sơ tiền cấp dưỡng con cái hay không?

Ấn hành bởi an AmeriCorps Project of Western Massachusetts Legal Services; updated and revised by Jeff Wolf, Massachusetts Law Reform Institute
Sự xem xét lại October, 2009

9. Tôi có thể được trợ giúp với án vụ đòi tiền nuôi con hay không?

Bạn có thể nộp một đơn kiện thông qua một luật sư nếu bạn không muốn tự nộp đơn đó. Bạn có thể đủ tiêu chuẩn để được trợ giúp pháp lý miễn phí - hãy gọi tới chương trình các dịch vụ pháp lý ở địa phương bạn (your local legal services program) để tìm biết được.

Nếu bạn lãnh TAFDC (đời sống), bạn sẽ tự động được Sở thuế trợ giúp (trừ phi bạn có "lý do chính đâng" để không phải theo đuổi tiền cấp dưỡng con cái).

Nếu hiện tại bạn không lãnh TAFDC, bạn có thể xin các dịch vụ về cấp dưỡng con cái miễn phí từ Sở thuế (apply for free child support services from the Department of Revenue (DOR).

10. Nếu tôi tự mở hồ sơ tiền cấp dưỡng nuôi con thì có ai đó có thể trợ giúp tôi không?

Rất nhiều Probate and Family Courts (Tòa án Gia đình và Di chúc) trợ giúp miễn phí cho những người có thu nhập thấp. Một vài tòa án có những luật sư tình nguyện, gọi là "lawyers for the day." (luật sư của ngày). Những tòa án khác có những người gọi là “Family Law Facilitators”. (Người trợ giúp Luật Gia đình) Tất cả những người này đều có thể trao đổi với bạn về án vụ của bạn và giúp bạn điền các mẫu biểu của tòa, Nhưng họ sẽ không thể có mặt trong phòng xử án và nói thay cho bạn.  

Hãy gọi tới Tòa án Gia đình và Di chúc ở địa phương bạn (your Probate and Family Court) để biết tòa đó có một “lawyer of the day” (luật sư của ngày) hay “Family Law Facilitator” (Người trợ giúp Luật Gia đình). Nếu bạn nói chuyện với một "lawyer for the day" (luật sư của ngày) hay “Family Law Facilitator” (Người trợ giúp Luật Gia đình) hãy yêu cầu được giúp đỡ điền Tuyên thệ Bần cùng (Affidavit of Indigency), để được tiểu bang trả lệ phí nộp đơn và các lệ phí tòa án khác.

Bạn cũng có thể gọi tới văn phòng các dịch vụ pháp lý địa phương (your local legal aid office) để được giúp đỡ. Các dịch vụ pháp lý có thể đại diện cho bạn tại tòa, hoặc giới thiệu bạn đến một luật sư miễn phí, hoặc giúp bạn tự mở hồ sơ. Một vài chương trình pháp lý còn mở những lớp học miễn phí cho việc tự mở hồ sơ xin ly hôn.

Nhiểu các chương trình dành cho phụ nữ bị hành hung (battered women's programs) và một vài tòa án có những người bênh vực pháp lý có thể giúp bạn xin một án lệnh tránh xa 209A (209A protective order) mà bao gồm cả tiền cấp dưỡng con cái.

11. DOR có thể giúp tôi như thế nào?

Ở tiểu bang Massachusetts, DOR giúp thu tiền cấp dưỡng con cái cho tất cả "cha mẹ có quyền nuôi con" (cha mẹ có quyền thể chất đối với con cái của họ).

Một luật sư DOR có thể nộp một đơn kiện đỏi tiền cấp dưỡng con cái cho bạn và tranh cãi án vụ của bạn trước một thẩm phán.  

DOR sẽ xin một án lệnh yêu cầu chủ lao động của bên cha mẹ kia giữ lại tiền cấp dưỡng con cái từ tiền lương của anh ấy và gửi đến cho tiểu bang. DOR sau đó sẽ gửi trả cho bạn (hoặc, nếu bạn lãnh TAFDC, thì gửi tới Văn phòng Trợ cấp Chuyển tiếp).
Bạn nên hiểu một điều quan trọng là DOR chỉ trợ giúp đối với tiền cấp dưỡng con cái. DOR không tham dự vào các vấn đế quyền nuôi hay thăm viếng.

Nếu bạn đang lãnh TAFDC, Văn phòng Trợ cấp Chuyển tiếp sẽ giúp bạn được các dịch vụ từ DOR.

Nếu bạn hiện tại không lãnh TAFDC, bạn vẫn có thể được DOR giúp đỡ miễn phí các dịch vụ trong việc đòi tiền cấp dưỡng con cái. Bạn có thể nộp đơn trực tuyến (apply online). Bạn cũng có thể tải xuống một đơn xin (download an application) từ MassLegalHelp.org hoặc lấy đơn từ Tòa án Gia đình và Di chúc (your local Probate and Family Court) ở địa phương bạn sinh sống và điền vào rồi gửi đi.

Bạn có thể phải đợi khá lâu mới đến lượt được DOR xét hồ sơ của bạn. Bạn có thể muốn tự nộp hồ sơ đòi tiền cấp dưỡng con cái trong thời gian chờ đợi. Hãy gọi tới các dịch vụ pháp lý ở địa phương bạn (your local legal services program) để biết xem bạn có đủ tiêu chuẩn để hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí hay không. Hãy gọi tới một dịch vụ giới thiệu luật sư (lawyer referral service) để tìm một luật sư tư nhân có thể giúp bạn với một mức phí mà bạn có khả năng chi trả được.

12. Nếu tôi ở tại tòa án cùng với DOR về án vụ đỏi tiền cấp dưỡng nuôi con và bên cha mẹ kia yêu cầu viếng thăm con vào cuối tuần tới thì sao?

Sở Thuế (DOR) chỉ phụ trách các án vụ về tiền cấp dưỡng con cái. Họ không giúp đỡ trong vấn đề quyền nuôi và quyền thăm viếng (custody, visitation).   

Nếu bên cha mẹ kia không cung cấp cho bạn những giấy tờ tòa án trong đó có đề cập tới việc anh ấy muốn bàn tới vấn đề quyền nuôi và quyền thăm viếng, thì tòa án sẽ không cho phép anh ấy bàn đến vấn đề quyền nuôi hay quyền thăm viếng. Cuộc điều trần sẽ chỉ xoay quanh vấn đề tiền cấp dưỡng con cái. Nếu bên cha mẹ kia muốn thảo luận tại tòa về quyển nuôi và quyền thăm viếng, anh ta sẽ phải nộp đơn và gửi cho bạn một thông báo để tới tòa vào một ngày khác như thế bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ xem sẽ nói những gì và chuẩn bị cho án vụ đó.  

Nếu bên cha mẹ kia yêu cầu quyền nuôi hoặc quyền thăm viếng trong khi bạn đang ở tại tòa về tiền cấp dưỡng nuôi con, hãy nói với thẩm phán:

  • về những ngược đãi mà bạn đã trải qua;
  • rằng bên cha mẹ kia không hề đưa cho bạn bất cứ giấy tờ nào đề nghị bàn thảo vể các vấn đế đó; và
  • rằng bạn muốn được tư vấn pháp lý.

Nếu bạn đang làm việc với DOR, bạn có thể nói với DOR vể việc ngược đãi ngay lập tức và nhắc nhở họ về điều đó khi bạn tới tòa.

13. Nếu thẩm phán ra án lệnh tiền cấp dưỡng nuôi con, tôi có thể làm gì để đảm bảo rằng bên cha mẹ kia sẽ trả tiền đó?

Tòa án thường ra án lệnh yêu cầu chủ lao động của bên cha mẹ kia trích lại khoản tiền cấp dưỡng nuôi con từ tiền trả lương của anh ta. Việc này gọi là "wage assignment," (chỉ định tiền lương) “income assignment,” (chỉ định thu nhập) hoặc “garnishing.” (sai áp). Chủ lao động  trích ra số tiền cấp dưỡng con cái từ mỗi lần trả lương, cũng giống như đối với thuế và các khoản khấu trừ khác. Chủ lao động gửi số tiền đó về cho Sở Thuế (DOR). Rồi DOR gửi số tiền đó cho bạn. (Nếu bạn đang lãnh TAFDC, DOR sẽ hỉ gửi cho bạn một phần trong số tiền đó mà thôi. Đọc thêm về vấn đề này.

Đè nghị tòa án cho ra một án lệnh yêu cầu chủ lao động trích khoản tiền cấp dưỡng con cái trực tiếp từ tiền lương của bên cha mẹ kia. Thẩm phán hoặc thư ký tòa sẽ điền một mẫu chỉ định tiền lương (wage assignment form) và gửi cho chủ lao động của bên cha mẹ kia. Nếu bên cha mẹ kia đang lãnh trợ cấp thất nghiệp, tòa án sẽ gửi mẫu đó tới Sở Thất nghiệp.

Một mẫu giống như vậy có thể yêu cầu chủ lao động của cha mẹ bên kia đưa bạn và con của bạn vào chương trình bảo hiểm sức khỏe của anh ta.

14. Bên cha mẹ kia của con tôi thay đổi công việc liên tục và/hoặc được trả lương "chui". Tôi có thể làm gì?

Nếu thẩm phán không thể đưa ra một lệnh chỉ định tiền lương thì thẩm phán sẽ đưa ra một lệnh yêu cầu cha mẹ bên kia tự trả tiền cấp dưỡng con cái.  

Nếu bạn có một án lệnh cấp dưỡng và bên cha mẹ kia từ chối trả hoặc ngừng không trả nữa, bạn có thể nộp một Khiếu nại Khinh thường (Complaint for Contempt)  Đây là một đơn đề nghị tòa đòi buộc bên cha mẹ kia phải tuân thủ án lệnh cấp dưỡng. Bạn nộp đơn này tại cùng tòa án mà bạn nhận được án lệnh cấp dưỡng ban đầu. Đơn này không đòi hỏi lệ phí nhưng bạn phải trả phí cho chánh án tòa người xét đơn đối với bên cha mẹ kia bằng một  "summons" (trát đòi hầu tòa , một giấy tờ chính thức mà thông báo với bên cha mẹ rằng tòa án sẽ mở một cuộc điều trần. Tại cuộc điều trần đó, tòa án có thể đưa ra một án lệnh mới). Nếu bạn có thu nhập thấp, nộp một Tuyên thệ Bần cùng (Affidavit of Indigency) để được tiểu bang trả cho lệ phí chánh án.
Bạn cũng cần đi đến tòa án vào ngày chỉ ra trong trát đòi hầu tòa. Nếu bên cha mẹ kia nói rằng, anh ta không có tiền hay không có việc làm, bạn sẽ có cơ hội để giải thích cho thẩm phán tại sao bạn nghĩ điều đó là không đúng sự thật.

Ví dụ

Bạn có thể giải thích rằng bên cha mẹ kia đi làm chui, hoặc làm việc cho những người bà con thân thích, hoặc anh ta lái một chiếc xe mới. Mang theo nhân chứng là những người nhìn thấy anh ta đi làm hoặc những người nhìn thấy là anh ta có tiền. Mang theo những tấm hình của chiếc xe đẹp của anh ta. Mang theo hồ sơ những lần trả tiền cấp dưỡng con cái để chỉ ra những lần anh ta bỏ không trả tiền cho bạn.

Sau khi nghe điều trần, thẩm phán sẽ quyết định bên cha mẹ kia còn thiếu nợ bao nhiêu tiền cấp dưỡng con cái (gọi là “nợ khất”).  Nếu thẩm phán quyết định rằng bên cha mẹ kia còn nợ tiền hoặc không tuân thủ án lệnh, thẩm phán sẽ đưa ra một án lệnh mới. Án lệnh mới có thể nói rằng bên cha mẹ kia phải trả hết số tiền anh ta còn thiếu trước một ngày nào đó xác định. Thẩm phán có thể bắt giam anh ta vào một phòng giam tại tòa, hoặc cho anh ta ngồi tù cho đến khi anh ta trả hết nợ hoặc thậm chí ngồi tù lâu hơn. Đến lúc đó thì đôi khi bên cha mẹ từ trước vẫn cứ khăng khăng nói rằng mình không có khả năng trả tiền cấp dưỡng con cái sẽ chịu trả tiền.

Nếu thẩm phán cho bên cha mẹ kia vào tù, bạn có thể đề nghị tòa cho phép anh ta ra ngoài vào ban ngày để đi làm, như thế anh ta không bị mất việc làm -- việc này gọi là “phóng thích để đi làm.”

Nếu bên cha mẹ kia có một quá trình thất nghiệp hoặc bỏ việc, bạn có thể đề nghị thẩm phán ra lệnh cho anh ta phải tìm kiếm việc làm dưới sự giám sát của Cán bộ Quản chế của Tòa án. Nếu thẩm phán đồng ý, ông ta sẽ ra lệnh cho anh ta đi xin một số lượng công việc nhất định mỗi tuần cho đến khi anh ta có được một việc làm, và báo cáo với tòa về việc làm đó.

Nếu bên cha mẹ kia vẫn không chịu trả tiền cấp dưỡng nuôi con sau tất cả những điều này, bạn có thể cần nộp một Đơn kiện Khước từ Án lệnh và đề nghị thẩm phán lại triệu tập anh ta ra tòa. Nếu anh ta không chịu trả, và bạn cứ tiếp tục làm anh ta phải bị triệu tập ra tòa, thẩm phán có thể giam anh ta vào phòng giam tại tòa hoặc đưa anh ta vào tù.

Nếu bên cha mẹ kia không có mặt tại tòa để dự cuộc điều trần sẽ bị coi như vô lễ đối với tòa, thẩm phán có thể cho ra một "trát bắt giam" giống như một lệnh bắt giữ. Chánh tòa án hạt hay một nhân viên cảnh sát tư nhân sẽ được cử ra ngoài và bắt anh ta rồi đưa anh ta đến tòa. Việc này không giống như việc bắt một tội phạm hình sự. Mục đích của việc bắt bên cha mẹ kia với một trát bắt giam chỉ nhằm bắt anh ta đi đến tòa. Nếu bạn có thu nhập thấp và đã nộp một Tuyên thệ Bần cùng (Affidavit of Indigency), tòa án sẽ trả các chi phí để chánh án tòa bắt người cha của con bạn. Nhưng bạn nên kiểm chứng với thư ký tòa án để biết chắc rằng bạn không cần phải nộp một Affidavit of Indigency (Tuyên thệ Bần cùng) mới để bao gồm các chi phí thêm này.

15. Những đại lý tư nhân về tiền cấp dưỡng con cái thì sao?

Ngay khi bạn có được một án lệnh, bạn có thể đề nghị một đại lý tư nhân về tiền cấp dưỡng con cái đòi tiền này cho bạn.
Hầu hết các đại lý tư nhân về tiền cấp dưỡng con cái sẽ không tới tòa để giúp bạn xin được một án lệnh cấp dưỡng, nhưng họ sẽ giúp bạn để lấy được tiền cấp dưỡng mà đã được tòa ban hành.

Các đại lý thu tiền tư nhân có thể đem đến kết quả nhanh chóng hơn so với Sở thuế (DOR). Họ dùng các chiến thuật sức ép cao như:

  • Trực tiếp liên hệ với bên cha mẹ kia tại nhà của anh ta hoặc cô ta;
  • Nói chuyện với những người láng giềng và đồng nghiệp của bên cha mẹ kia;
  • Hăm dọa sẽ đặt tài sản của bên cha mẹ kia dưới tình trạng bảo đảm (giữ cho đến khi trả hết nợ và
  • Liên lạc với bên cha mẹ kia liên tục lần này qua lần khác.

Hãy hết sức cẩn thận khi dùng các đại lý này.  Các đại lý tư nhận thường giữ lại một phần tiền cấp dưỡng con cái của bạn cho phí dịch vụ của họ. Đôi khi họ giữ lại tới 40% tổng số tiền cấp dưỡng nuôi con mà họ thu được. Ngay khi bạn có một thỏa thuận với một đại lý thu tiền cấp dưỡng con cái, họ thậm chí có thể trích một phần trong cả số tiền mà bạn tự thu được hay Sở thuế thu cho bạn.

Nếu bạn quyết định làm việc với một đại lý thu tiền tư nhân:

  • Luôn luôn hỏi ại lý thu tiền cấp dưỡng con cái tư nhân về phí dịch vụ của họ trước khi bạn quyết định làm việc với họ.
  • Đảm bảo rằng bạn hiểu các điều khoản trong hợp đồng trước khi bạn ký. Một vài đại lý tư nhân đưa những điều vào hợp đồng nhằm kéo dài thời gian của hợp đồng.
  • Đảm bảo rằng họ kinh doanh công việc này đã lâu và họ có số điện thoại cũng như địa chỉ rõ ràng để bạn có thể liên lạc với họ..

Để tìm một đại lý thu tiền cấp dưỡng nuôi con gần bạn, hãy xem niên giám các trang vàng hay hỏi các luật sư trong khu vực bạn sống.

Gọi tới đâu để được giúp đỡ

Đường dây nóng:

  • Nếu bạn đang gặp nguy hiểm cận kề, xin gọi 911.
  • Nếu bạn không đang trong nguy hiểm cận kề, bạn có thể gọi cho SafeLink theo số 1-877-785-2020, đường dây nóng về bạo hành trong gia đình của tiểu bang Massachusetts, hoặc, cho
  • Casa Myrna Vasquez 1-800-992-2600
  • Cả hai số điện thoại này đều mễn phí. Những tổ chức này có thể cung cấp cho bạn  thông tin và giúp đỡ bạn hiểu biết về những lựa chọn của bạn. Họ cũng giúp bạn thiết lập một kế hoạch an toàn để ứng dụng, khi bạn sẵn sàng.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ Lúc này

Bạn có thể đủ điều kiện dể được nhận trợ giúp pháp lý miễn phí từ chương trình trợ giúp pháp lý của địa phương bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một luật sư miễn phí, Tìm trợ giúp pháp lý